Ngũ Hành là gì? và quy luật tương Sinh, tương Khắc ra sao?

QUY LUẬT NGŨ HÀNH VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGŨ HÀNH

NGŨ HÀNH LÀ GÌ?

Lựa chọn vòng phong thuỷ theo ngũ hành
Ngũ Hành: Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy

Trong sách vở triết học cổ đại Trung Hoa, vạn vật trên trái đất đều được phát sinh ra từ 5 yếu tố cơ bản trong môi trường tự nhiên, 5 yếu tố này được gọi là Ngũ Hành, để đặt tên cho 5 yếu tố này người xưa đã mượn tên và hình ảnh của 5 loại vật chất để đặt tên cho 5 vị trí đó là Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy,  rồi gán cho các yếu tố này những tính chất riêng biệt:

– Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh).

– Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng).

– Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa).

– Kim: có tính chất thu lại (Thu).

– Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng).

Sau đó người xưa qui nạp mọi sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên lẫn trong cơ thể con người vào thuyết Ngũ hành để xem xét và quay về mối quan hệ Sinh – Khắc giữa các sự vật hiện tượng đó. Tất cả các yếu tố Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau, không thể phủ nhận, không thể tách rời yếu tố nào.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGŨ HÀNH

Khi bắt đầu tìm hiểu và áp dụngvề các nguyên lí hoạt động của Ngũ hành, chúng ta cần phải lưu ý:

“Không phải cứ tương sinh là được tốt, mà phải hiểu Ngũ hành tương sinh được coi như là tốt giữa hai hành đó với nhau.”

Từ xa xưa, để nghiệm ra được các quy luận và áp dụng đúng với Ngũ Hành, đã có 5 phương cách quan sát để thể nghiệm các thiên tượng Âm Dương Ngũ Hành đại ý như sau:

Ngũ Hành phương vị
Ngũ Hành phương vị

Quan sát sự vận động của mặt trăng, mặt trời là dựa vào sự thuận nghịch của Mộc tinh. Nên nói phương Đông mộc, chủ về mùa xuân, giáp ất. Người thất nghĩa bị phạt khi gặp tuế tinh ( mộc tinh).

Quan sát cương khí dựa vào Hỏa tinh. Nên nói, phương Nam hỏa, chủ mùa hạ, bính đinh. Người thất lễ bị phạt khi gặp hỏa tinh.

Quan sát các sao lấy vị trí Thổ tinh làm căn cứ. Nên nói thổ ở trung ương, chủ mùa hạ, mậu, kỷ. Đó là tượng của Hoàng đế, ông chủ hay bà chủ.

Quan sát sự dịch chuyển của ngày lấy vị trí Kim tinh làm căn cứ . Nên nói, phương Tây mùa thu, canh tân. Nó chủ về sát, thất sát. Người có thất sát sẽ bị phạt khi gặp thái bạch.

Quan sát giờ căn cứ vào vị trí của Thủy tinh. Nên nói, phương Bắc thủy là tinh của Thái âm, chủ về mùa đông, nhâm quý. Người thất hình bị phạt khi gặp sao giờ sinh.

Sách xưa  có nói: “Ngũ Hành: Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy vừa tốt vừa xấu. Dùng Ngũ Hành để biết sinh tử hay thành bại”. Lấy Âm Dương Ngũ Hành tức là lấy những cái biểu thị sự cân bằng hay mất cân bằng giữa các can chi trong Tứ trụ để đoán biết cát hung, hoạ phúc của con người. Lấy sự sinh khắc, chế hoá của Ngũ Hành để giảm sự mất cân bằng của mệnh, đặng từ đó hướng đến điều tốt, lánh xa điều xấu mới là ý nghĩa làm chủ vận mệnh của mình một cách chân chính.

NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH VÀ NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC

Ngũ Hành: Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy
Ngũ Hành: Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy

NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH

Ngũ Hành tương sinh nghĩa là quy luật mà 2 Hành cùng nhau thúc đẩy, hỗ trợ để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luât ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử:

  • Mộc sinh Hỏa: Cây cối gặp nhiệt sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành Thổ.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ bên trong lòng đất.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Có nước, tức là có sự sống, có sự phát triển duy trì sức sống cho cây cối.

NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC

Tương khắc là sự áp chế, cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:

Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa

Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại

Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.

Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.

Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, đất có thể ngăn chặn được và thay đổi dòng chảy của nước.

Ngoài ra, Ngũ hành không những có sinh, có khắc, bổ trợ cho nhau mà còn khống chế lẫn nhau. Ngoài ra còn có mặt thái quá và mặt bất cập. Điều đó làm cho việc dự đoán trở nên phức tạp.

NGŨ HÀNH PHẢN SINH VÀ NGŨ HÀNH PHẢN KHẮC

Ngũ hành phản sinh:

Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.

-Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.

-Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than và vỡ nát.

-Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Thì Hỏa sẽ gây hại.

-Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều Thì Mộc bị cuốn trôi.

-Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

 Ngũ hành phản khắc:

Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.

Nguyên lý của ngũ hành phản khắc:

-Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim yếu sẽ bị gãy, nứt mẻ

-Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều, quá cứng sẽ khiến Mộc suy yếu.

-Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.

-Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.

-Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.

Có thể nói rằng, ngũ hàng không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Biết rõ được các mối quan hệ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.

CÁCH TÍNH NGŨ HÀNH THEO NĂM SINH

Dưới đây là danh sách các cung mệnh, tuổi của các năm phổ biến từ 1924 tới 2018.

Để xem tuổi các bạn sẽ xem tại cột Năm âm lịch và giải thích bên phải tương ứng với: Tý, Sửu, Dần, mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi

1950 Canh Dần Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách
1951 Tân Mão Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách
1952 Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh
1953 Quý Tỵ Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh
1954 Giáp Ngọ Sa Trung Kim Vàng trong cát
1955 Ất Mùi Sa Trung Kim Vàng trong cát
1956 Bính Thân Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi
1957 Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi
1958 Mậu Tuất Bình Địa Mộc Gỗ đồng bằng
1959 Kỷ Hợi Bình Địa Mộc Gỗ đồng bằng
1960 Canh Tý Bích Thượng Thổ Đất tò vò
1961 Tân Sửu Bích Thượng Thổ Đất tò vò
1962 Nhâm Dần Kim Bạch Kim Vàng pha bạc
1963 Quý Mão Kim Bạch Kim Vàng pha bạc
1964 Giáp Thìn Phú Đăng Hỏa Lửa đèn to
1965 Ất Tỵ Phú Đăng Hỏa Lửa đèn to
1966 Bính Ngọ Thiên Hà Thủy Nước trên trời
1967 Đinh Mùi Thiên Hà Thủy Nước trên trời
1968 Mậu Thân Đại Trạch Thổ Đất nền nhà
1969 Kỷ Dậu Đại Trạch Thổ Đất nền nhà
1970 Canh Tuất Thoa Xuyến Kim Vàng trang sức
1971 Tân Hợi Thoa Xuyến Kim Vàng trang sức
1972 Nhâm Tý Tang Đố Mộc Gỗ cây dâu
1973 Quý Sửu Tang Đố Mộc Gỗ cây dâu
1974 Giáp Dần Đại Khe Thủy Nước khe lớn
1975 Ất Mão Đại Khe Thủy Nước khe lớn
1976 Bính Thìn Sa Trung Thổ Đất pha cát
1977 Đinh Tỵ Sa Trung Thổ Đất pha cát
1978 Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa Lửa trên trời
1979 Kỷ Mùi Thiên Thượng Hỏa Lửa trên trời
1980 Canh Thân Thạch Lựu Mộc Gỗ cây lựu
1981 Tân Dậu Thạch Lựu Mộc Gỗ cây lựu
1982 Nhâm Tuất Đại Hải Thủy Nước biển lớn
1983 Quý Hợi Đại Hải Thủy Nước biển lớn
1984 Giáp Tý Hải Trung Kim Vàng trong biển
1985 Ất Sửu Hải Trung Kim Vàng trong biển
1986 Bính Dần Lư Trung Hỏa Lửa trong lò
1987 Đinh Mão Lư Trung Hỏa Lửa trong lò
1988 Mậu Thìn Đại Lâm Mộc Gỗ rừng già
1989 Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc Gỗ rừng già
1990 Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ Đất đường đi
1991 Tân Mùi Lộ Bàng Thổ Đất đường đi
1992 Nhâm Thân Kiếm Phong Kim Vàng mũi kiếm
1993 Quý Dậu Kiếm Phong Kim Vàng mũi kiếm
1994 Giáp Tuất Sơn Đầu Hỏa Lửa trên núi
1995 Ất Hợi Sơn Đầu Hỏa Lửa trên núi
1996 Bính Tý Giảm Hạ Thủy Nước cuối khe
1997 Đinh Sửu Giảm Hạ Thủy Nước cuối khe
1998 Mậu Dần Thành Đầu Thổ Đất trên thành
1999 Kỷ Mão Thành Đầu Thổ Đất trên thành
2000 Canh Thìn Bạch Lạp Kim Vàng chân đèn
2001 Tân Tỵ Bạch Lạp Kim Vàng chân đèn
2002 Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc Gỗ cây dương
2003 Quý Mùi Dương Liễu Mộc Gỗ cây dương
2004 Giáp Thân Tuyền Trung Thủy Nước trong suối
2005 Ất Dậu Tuyền Trung Thủy Nước trong suối
2006 Bính Tuất Ốc Thượng Thổ Đất nóc nhà
2007 Đinh Hợi Ốc Thượng Thổ Đất nóc nhà
2008 Mậu Tý Thích Lịch Hỏa Lửa sấm sét
2009 Kỷ Sửu Thích Lịch Hỏa Lửa sấm sét
2010 Canh Dần Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách
2011 Tân Mão Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách
2012 Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh
2013 Quý Tỵ Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh
2014 Giáp Ngọ Sa Trung Kim Vàng trong cát
2015 Ất Mùi Sa Trung Kim Vàng trong cát
2016 Bính Thân Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi
2017 Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi
2018 Mậu Tuất Bình Địa Mộc Gỗ đồng bằng

Theo Hạt Gỗ Thiên Mộc – “from hands to heart”